MIAN GROUP cần tuyển HƠN 4000 CÔNG NHÂN MAY tại các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên



Nếu bạn đang TÌM KIẾM 1 CÔNG VIỆC đầy đủ 3 TIÊU CHÍ:
Chế độ đãi ngộ lý tưởng
Môi trường làm việc đáng mơ ước
Địa bàn thuận lợi - làm việc tại chính tỉnh/thành phố hiện đang sinh sống

.. Thì JOB TẠI MIAN GROUP chắc chắn là sự lựa chọn "CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH" dành cho bạn đây

MIAN GROUP cần tuyển HƠN 4000 CÔNG NHÂN MAY tại các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: Năng động - Chuyên nghiệp - Hiện đại – Có xe đưa đón CBCNV hàng ngày
Thu nhập hấp dẫn lên đến 180 triệu/năm đi kèm với hàng loạt chế độ đãi ngộ tốt nhất khu vực

ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC:

Công ty CP May Minh Anh Kim Liên
Đặng Thai Mai, Hưng Đông, TP. Vinh, Nghệ An
https://www.facebook.com/maklnghean
tuyendung@miankl.com

Công ty CP May Minh Anh Đô Lương,
Xóm 11, Quang Sơn, Đô Lương, Nghệ An
https://www.facebook.com/mayminhanhdoluong
tuyendung@miandl.com

Công ty CP May Minh Anh Tân Kỳ
Kỳ Tân, Tân Kỳ, Nghệ An
https://www.facebook.com/mayminhanhtanky
tuyendung@miantk.com

Công ty CP May Minh Anh Thọ Xuân
Thôn Liên Phô, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
https://www.facebook.com/minhanhthoxuan
tuyendung@miantx.com.vn

. Công ty TNHH May Minh Anh (Minh Anh Phố Nối)
Quốc Lộ 39, Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên
https://bom.to/8VNkWQ8o41rZxf
luongnguyen@mian-vn.com

. Công ty CP May Minh Anh Khoái Châu
Thị Tứ, Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên
https://www.facebook.com/miankc.jsc
tuyendung2@miankc.com

Thông tin chi tiết vui lòng Inbox trực tiếp đến Fanpage hoặc gửi CV về địa chỉ của Công ty bạn muốn làm việc.

 1. Xưa giờ page chỉ chia sẻ các tấm gương khởi nghiệp nhỏ, những bạn có tư duy lớn, cỡ Alexandre Đại Đế hay Thành Cát Tư Hãn trong kinh tế, thì họ thấy hem vui.  Họ muốn làm thật lớn, xứng đáng với tài năng. Họ đủ trình để chơi với nhóm người tài và nghĩ lớn, sẵn sàng hùn hạp cổ phần với nhau để làm những cái gì đó vĩ đại cho đời. Họ mơ ước cùng nhau thành lập một công ty đa ngành và giúp được nhiều người lao động nhất, thì đây là một trong những công ty cho các bạn theo dõi.
Khởi đầu là một nhóm các Việt Kiều Đức, năm 2000 họ trở về Việt Nam làm ăn, tập trung vào các lĩnh vực như may mặc, với hàng loạt nhà máy ở các tỉnh nghèo, các bạn có thể xem ở dưới. Mỗi nhà máy vài ngàn công nhân, dự kiến lên tới 1 vạn công nhân cho mỗi nhà máy, tỉnh nào của nước ta cũng có vài ba nhà máy của họ thì phúc đức vô cùng. Người dân địa phương sẽ không phải tha phương cầu thực, đi Bình Dương Sài Gòn xin xỏ việc làm và khốn khổ chạy xe máy về quê như đợt rồi. Mô hình nhà máy sản xuất thâm dụng lao động (sử dụng nhiều lao động) cho các tỉnh là mô hình đúng, dẫu vất vả ban đầu do các tỉnh chưa quen công nghiệp hoá, nhưng đó là con đường rất lâu dài, những lãnh đạo doanh nghiệp có đầu óc lớn sẽ phân bổ các cơ sở làm ăn ra cả nước. Nước mình địa lý nhỏ xíu, diện tích có bằng 1 bang của Mỹ, Canada, Nga....thôi đâu có gì mà xa xôi. Đầu óc lớn thì sẽ thấy khoảng cách địa lý là nhỏ. Còn đầu óc nhỏ thì chỉ quanh quẩn 1 góc nào đó và mở miệng là nói XA. 
Ngoài dệt may, họ còn đầu tư vào lĩnh vực du lịch khai thác các thế mạnh của thiên nhiên VN, sự vui vẻ của con người Việt Nam. Có thể thấy resort 5 sao "đẹp như mơ" của họ ở Nha Trang (Amiana Resort), hoặc các hệ thống resort tên Amiana đang xây dựng khắp nơi. Họ còn mua lại cổ phần để sở hữu nhà máy Sơn Hà Nội, cánh chim đầu đàn ngành sơn miền Bắc từ năm 1959, và mở rộng đa ngành vào các lĩnh vực vật liệu xây dựng. Tích luỹ vốn lớn rồi đi thâu tóm các nhà máy khác, phát triển nó lên 1 tầm mới cũng là cách rất hay. 
Doanh nghiệp nhỏ, cỡ 1 tiểu đội thì có thể quản lý dễ dàng bằng mệnh lệnh và sự giám sát, nhưng quy mô DN vài chục ngàn người như thế này, thì sợi dây kết nối mọi người chính là văn hoá. Một DN phải xây dựng cho được văn hoá doanh nghiệp, khơi dậy lòng tự hào. Ở VN, các tập đoàn như FPT, TH Milk, Vinamilk, Sun, Vin, Hoà Phát,.....xây dựng khá tốt văn hoá DN và họ đi lên rất nhanh. Dẫu có ý kiến trái chiều do góc nhìn của mỗi người khác nhau, nhưng không có văn hoá doanh nghiệp thì DN đó không to được. 
Các bạn lưu ý để cố gắng xây dựng VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP, ví dụ tập đoàn này họ có 1 tờ báo nội bộ, rất hay, các bạn có thể đọc hết trên website lẫn trên fanpage của họ để biết.
2. Trước đây nhiều DN cứ bỏ hết 1 trứng ở Sài Gòn Bình Dương Hà Nội và nghĩ nó an toàn, cho đến khi con virus không nhìn thấy được xuất hiện và đảo lộn tất cả. Một DN nọ có 2 nhà máy, 1 cái ở SG và 1 cái ở Quảng Trị, đã thoát khỏi cú sốc này 1 cách ngoạn mục vì 3 tháng SG đóng cửa thì nhà máy ở Quảng Trị vẫn hoạt động bình thường, vẫn giao được các đơn hàng cho nước ngoài, gánh cho công ty. 
Chủ 1 DN khác rất lớn ở VN, từng có thời gian du học ở Đông Âu, năm 2015 khi về thăm trường, có hỏi thầy của mình về tương lai VN, thì ông thầy này nói hãy đầu tư SX vào các tỉnh ven biển miền Trung. Hiện tại thì có khó khăn, do mới mẻ, nhưng tương lai rất ổn. Duyên hải ven biển, xuất cảng dễ dàng, chi phí đường biển vẫn là rẻ nhất trong 100 năm tới. Còn bão lũ ư, chẳng là gì so với tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến của Trung Quốc, họ đón hàng chục cơn siêu bão mỗi năm, duyên hải Hàn Quốc và Nhật Bản cũng thế, còn "bonus" thêm động đất nữa, nhưng họ vẫn phát triển dữ dội với hàng trăm khu công nghiệp ven biển. Duyên hải miền Trung VN đất đai không tốt, trồng lúa không hiệu quả, cái này để cho đồng bằng sông Cửu Long làm, châu thổ sông Cửu Long là châu thổ lớn nhất nhì thế giới, trồng trọt cây lương thực đủ nuôi sống cả châu Á. Các tỉnh miền Trung nên chuyển thành các khu CN, mỗi tỉnh mở vài chục cái vẫn được. Sợ lụt thì làm nền cao, xây dựng kiên cố chắc chắn, có gì đâu mà than thở, chuyện thiên tai là bình thường, công ty Thaco ở Chu Lai đó, họ có than thở lũ lụt hay bão mưa gì đâu, xe hơi làm ra chở vô Nam chở ra Bắc hay xuất cảng đều dễ dàng, khoảng cách vô Sài Gòn hay ra Hà Nội là như nhau, nên giá xuất xưởng tương đương, thời gian giao hàng tương đương. Đừng có tư duy than thở như mấy ông nông dân xưa nữa, đâu phải nhà tranh vách đất đâu mà sợ mưa sợ gió? Nghe lời thầy, DN này khảo sát và đã chọn được khu CN ở miền Trung đặt 2/3 sản lượng ở đó. Trong lúc các DN phía Nam đang lao đao tìm nhân lực thì DN ông vẫn bình thường, nhân lực vẫn đầy đủ, chỉ lo mở rộng SX. Miền Trung là nơi sản xuất tuyệt vời cho 2 đầu cầu Nam Bắc sử dụng, địa lý phân bố ở giữa là tối ưu nhất, và gần biển Thái Bình Dương để xuất cảng dễ dàng. 
Một DN, cần bỏ trứng vô nhiều giỏ, đầu tư ra các tỉnh khác. Ôm khư khư cái giỏ Sài Gòn Bình Dương, tưởng là ngon ăn vì gần thị trường tiêu thụ lớn, nhưng lúc dịch dã như thế này mới biết, đó không phải là nơi đất lành chim đậu như mọi người vẫn tưởng. Sài Gòn không còn thời tiết lý tưởng vì trái đất đã biến đổi khí hậu, từ "quê em hai mùa mưa nắng" đã trở thành nơi có 3 mùa trong năm, gồm 1 mùa nắng, 1 mùa nắng bể đầu (người dân gọi vui là nắng thấy mẹ) và 1 một mùa mưa thối đất thối cát, "phố bỗng thành dòng sông uốn quanh", chẳng còn những cơn mưa rào đến rồi đi như xưa nữa. Đó không còn là nơi lý tưởng để sinh sống, tuổi thọ dân cư ở đây không cao dù có những cơ sở y tế hiện đại. Chim đã tan tác bay đi vì đất không còn lành. 
Thiên nhiên có quy luật riêng để điều chỉnh, nơi bị dịch bệnh tàn phá nhiều, dai dẳng nhất là nơi phát triển sai lầm. Chẳng có nền kinh tế nào mà chỉ tập trung về 2 trung tâm là Sài Gòn, Hà Nội như nước ta cả. Cứ mọi thứ ưu tiên ở đấy, thì người dân sẽ nô nức kéo lên đấy sinh sống, kiếm việc, hưởng cái tiện ích, chi phí đắt đỏ, người lao động bình thường với đồng lương hiện tại thì cả trăm năm mới mua được 1 căn nhà ở đây. SG và HN trở thành 2 siêu đô thị với rất nhiều bất cập về hạ tầng và xã hội mãi mãi không thể giải quyết. Trong khi các làng quê, các tỉnh thì hoang vắng dần. 
3. Đây là lúc mỗi người cần ngẫm nghĩ và vẽ ra những con đường mới, cho dự định cá nhân và kế hoạch phát triển DN.